-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Relief valves, cách hoạt động và ứng dụng
30/01/2021 Đăng bởi: Trần Minh ChiếnRelief valve (RV) là kiểu van thường đóng được dùng để điểu chỉnh hoặc giới hạn áp suất trong hệ thống đường ống hoặc trong bồn chứa, cũng như bảo vệ bơm và các thiết bị khác.
I. CÁC LOẠI Relief Valves:
Phụ thuộc vào việc sử dụng TRỤC hoặc MÀNG để cách ly môi trường với lò xo:
- Relief valves kiểu TRỤC: Với thiết kế trục cách ly, một trục PTFE đặc với 03 roăng cách ly dạng U-cup sẽ cách ly môi chất với lò xo. Tại cuối trục PTFE được lắp thêm đĩa đệm bằng cao su đàn hồi để tì lên lỗ van.
- Relief valves kiểu MÀNG: Với thiết kế kiểu màng, cả màng PTFE và các vật liệu đàn hồi khác sẽ ngăn cách môi chất và lò xo, cũng như bịt kín lỗ van.
Theo cách lắp đặt, relief valves được phân ra:
- Relief Valves kiểu góc 90° được lắp đặt tại vị trí của Cút 90° (Elbow 90°).
- Kiểu relief valve in-line để lắp tại bất kỳ vị trí nào trên đường ống.
II. NGUYÊN LÝ hoạt động của relief valve?
Tất cả các relief valve đều là loại van thường đóng (normally-closed) và chỉ được mở khi áp suất hệ thống đạt tời điểm tới hạn được cài đặt. Trong đó lò xo sẽ duy trì lực ép để duy trì trạng thái đóng của van khi áp suất hệ thống thấp hơn điểm cài đặt. Việc cài đặt áp suất cũng rất đơn giản bởi việc điều chỉnh núm vặn trên đầu van, lò xo càng bị ép thì áp suất cài đặt càng cao.
Khi áp suất trong hệ thống đặt tới điểm áp suất cài đặt, lực ép được tạo ra bởi áp suất trong hệ thống ép lên màng hoặc trục van sẽ cân bằng với lực ép lò xo, lưu chất bắt đầu chảy qua lô van, khi áp suất hệ thống tăng, van sẽ mở nhiều hơn và tốc độ và lưu lượng qua van sẽ tăng.
III. VỊ TRÍ lắp đặt Relief Valve?
Relief valve thường được dùng để bảo vệ quá áp trong bồn kín hoặc hệ thống đường ống, phụ thuộc vào vị trí lắp đặt trên hệ thống mà chúng có thể được gọi bởi các tên gọi khác nhau, có thể tham khảo bản vẽ mô phỏng các vị trí lắp đặt như hình dưới đây.
1. - "Pressure Relief Valve"- để bảo vệ hệ thống (như bồn chứa kín, bơm, đường ống) từ áp suất quá cao (cao hơn áp suất set point của van.
2. - "Back Pressure Regulator"- để cung cấp một công cụ giúp duy trì áp suất hệ thống phia trước của van ở một giá trị áp suất mong muốn.
3. - "Pressure By-Pass Valve"- Để bảo vệ quá áp cho bơm.
4. - "Back Pressure Valve"- để duy trì áp suất đầu ra của bơm ở một giá trị áp suất mong muốn nhằm đạt được các đặc tính quan trọng của bơm.
5. - "Anti-Siphon Valve"- để ngăn cản hiện tượng Siphong lên bơm, cũng như hiện tượng tự thoát tại đáy bồn chứa.
LẮP ĐẶT NHỰA LÓT BỒN FRP (05/09/2023)
LẮP ĐẶT NHỰA LÓT BỒN THÉP KIỂU GẮN ĐIỂM CỐ ĐỊNH (FIX POINT) (05/09/2023)
LẮP ĐẶT NHỰA LÓT BỒN THÉP (05/09/2023)
GIẢI PHÁP NHỰA LÓT BỒN BỂ (25/08/2023)
Lắp đặt nhựa lót bồn thép kiểu gắn điểm cố định (Fix point) (24/08/2023)
Thông báo nghỉ du lịch công ty năm 2023 (30/06/2023)
SDT Group đồng hành cùng VnEpxress Marathon Imperial Huế 2023 khuyến khích lối sống năng động (21/04/2023)
Các vật liệu được sử dụng trong van nhựa (09/12/2021)
Sự khác biệt giữa ống nhựa PVC và CPVC là gì? (12/10/2021)
Hướng dẫn cách kiểm tra, lắp đặt, bảo trì van điều khiển hãng Asahi (27/05/2021)
Relief valves, cách hoạt động và ứng dụng (30/01/2021)
GIỚI THIỆU CÔNG TY SDT - PLASTIC PIPING SYSTEMS (18/12/2020)
Đo mức bằng công nghệ Siêu âm Phản xạ (Reflective Ultrasonic) của FLOWLINE (08/04/2020)
Lót chống ăn mòn bồn bể (Tank plastic lining) (30/03/2020)
Công nghệ hàn không vết (Beadless welding) ống PVDF, PP với máy AGRU SP 110-B (30/03/2020)